Số Hóa Bản Đồ Là Gì? Hướng Dẫn Thực Hiện Số Hóa Bản Đồ


Số hóa bản đồ là một phương pháp thông dụng được áp dụng vào việc xây dựng hệ thống giao thông, đường xá, quy hoạch khu dân cư,… Cùng với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, số hóa bản đồ cũng ngày càng trở nên quan trọng. Vậy số hóa bản đồ là gì? Nó đang được ứng dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

Số hóa bản đồ là gì?

phần mềm số hóa bản đồ
Số hóa bản đồ rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước

Số hóa bản đồ hay còn có tên gọi khác là gis hóa bản đồ (viết tắt của: Geograpghic Information System). Số hóa bản đồ được hiểu là hệ thống thông tin địa lý. Kỹ thuật số hóa này đã được bắt đầu sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển trong hơn một thập niên qua. Phương thức số hóa bản đồ được ứng dụng phổ biến trong các dự án về xây dựng, quy hoạch,… trên diện rộng. 

Gis hóa bản đồ là một dạng ứng dụng công nghệ tin học (Information Technology) nhằm mô tả thế giới thực (Real world) mà loài người đang sống – tìm hiểu – khai thác. Nó giúp người dùng có thể lưu trữ toàn bộ dữ liệu của bản đồ trên hệ thống thiết bị mà máy tính có thể đọc được.

Lợi ích của số hóa bản đồ

Lợi ích của số hóa bản đồ
phần mềm số hóa bản đồ
Số hóa bản đồ mang lại nhiều lớn ích lớn

Là một phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay và là một phần không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, số hóa bản đồ sở hữu những lợi ích to lớn có thể kể đến như:

–    Thu thập dữ liệu nhanh chóng với số lượng trong thời gian ngắn
–    Số liệu lưu trữ có thể được cập nhật hoá một cách dễ dàng
–    Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt
–    Dễ dàng truy cập, phân tích số liệu từ nhiều nguổn và nhiều loại khác nhau
–    Tổng hợp một lần được nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích và tạo ra nhanh chóng một lớp số liệu tổng hợp mới

Phân loại dữ liệu cơ sở dữ liệu sau số hóa bản đồ

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp những thông tin, số liệu được lựa chọn và phân chia bởi người sử dụng. Việc phân chia dữ liệu trong cơ sở dữ liệu có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực và nhu cầu. Tuy nhiên nhìn chung, đối với lĩnh vực số hóa bản đồ thì các dữ liệu thường được phân chia thành 2 loại chính. Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. 

Dữ liệu không gian thể hiện các đối tượng trên bản đồ qua 3 yếu tố hình học cơ bản từ lớn đến nhỏ là vùng, đường, điểm. Thông tin vị trí của các đối tượng bản đồ luôn kèm theo các thông tin về quan hệ không gian (Topology), nó được thể hiện qua 3 kiểu quan hệ: nằm trong hoặc bao nhau, liên thông nhau, kề nhau. Nhờ phần mềm số hóa bản đồ, người dùng có thể sử dụng dữ liệu cho các mục đích tính toán, tổng hợp, phân tích cho đến khôi phục dữ liệu,…

Có hai loại dữ liệu thuộc tính là thuộc tính định lượng và thuộc tính định tính:

–    Thuộc tính định lượng gồm: kích thước, diện tích, độ nghiêng…
–    Thuộc tính định tính gồm : Phân lớp, kiểu, màu sắc, tên, tính chất…

Các dạng dữ liệu bản đồ số

phần mềm số hóa bản đồ

–    Dữ liệu bản đồ số có thể lưu trữ ở hai dạng, đó là dạng vector và dạng raster. Mỗi dạng dữ liệu có những đặc trưng riêng và có ưu thế sử dụng trong các trường hợp khác nhau.
–    Chuyển đổi dạng dữ liệu raster và vector.
–    Hai loại dữ liệu vector và raster có thể chuyển đổi lẫn nhau. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ dạng vector sang dạng raster chỉ xảy ra trong một số ít trường hợp vì trong phép chuyển đổi này sẽ làm mất thông tin tọa độ thực.
–    Phép chuyển đổi từ dữ liệu raster thành vector thường xuyên được ứng dụng trong thực tế.
–    Cấu trúc dữ liệu bản đồ số:
–    Hiện nay, các cơ sở dữ liệu sử dụng ba loại cấu trúc là: cấu trúc phân cấp, cấu trúc quan hệ, cấu trúc mạng.

Hướng dẫn thực hiện số hóa bản đồ

Cách 1: số hoá bằng bàn số (Digitizer): là sử dụng bàn số hoá để chuyển vẽ các đối tượng trên BĐ và lưu trong máy tính ở dạng số. Phương pháp này dễ thao tác nhưng độ chính xác thấp(do phụ thuộc vào thao tác viên, tỷ lệ bản đồ gốc và độ phân giải của thiết bị số hoá). Số hoá bằng bàn số đòi hỏi thao tác viên phải đưa con trỏ của bàn số can lại các đối tượng trên BĐ.

Cách 2: Số hoá trên màn hình thông qua máy quét ảnh (Scanner): Là từ bản đồ giấy thông qua máy quét ảnh tạo ra ảnh ĐB, sau đó sử dụng GIS định vị về hệ toạ độ BĐ và sử dụng các chức năng đồ hoạ của GIS để số hoá.

Quy trình số hóa bản đồ

quy trình số hóa bản đồ

Là nhà cung cấp các thiết bị phục vụ số hóa hàng đầu Việt Nam, nhà phân phối chính thức của các hãng máy scan hàng đầu như: Plustek, Canon, Contex,… và có kinh nghiệm thực hiện hàng nghìn dự án số hóa lớn trên cả nước, trong đó có số hóa bản đồ, FSI tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ số hóa bản đồ chất lượng và hiệu quả nhất.

Quy trình số hóa bản đồ của FSI bao gồm: xác định mục đích số hóa bản đồ của khách hàng, phân loại bản đồ, quét bản đồ, tạo ra các tập tin ảnh, vector hóa, chỉnh sửa dữ liệu, kiểm tra bổ sung, tiếp biên bản đồ, biên tập bản đồ, lưu trữ bản đồ số trên máy tính.

Với quy trình số hóa chặt chẽ từ lúc nhận bản đồ cho đến lúc xuất file dữ liệu cho khách hàng đều được FSI thực hiện nghiêm ngặt đảm bảo sự chính xác của bản đồ gốc và yếu tố bảo mật thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ số hóa bản đồ: Tại đây

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đăng ký nhận tin

Nắm bắt những thông tin hữu ích và mới nhất về giải pháp công nghệ từ FSI

Theo dõi Facebook
Tham gia cộng đồng
Cộng đồng Tư vấn-Hỗ trợ Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp
Bài viết liên quan

Đăng Ký Nhận Tin Ngay Hôm Nay

Để nhận được những thông tin hữu ích hoàn toàn miễn phí