Bứt phá doanh thu cho năm 2020 chỉ nhờ 6 bước lập kế hoạch


Lập kế hoạch kinh doanh là việc cấp bách mà doanh nghiệp nào cũng cần đưa ra để xác định hướng kinh doanh cho công ty mình.

Một doanh nghiệp muốn phát triển nhanh chóng và bền vững thì doanh nghiệp cần vẽ ra chiến lược kinh doanh một cách chi tiết nhất

Thực tế, tại Việt Nam hiện nay có tới 70% doanh nghiệp chưa hiểu được tầm quan trọng của lập kế hoạch kinh doanh. Bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn phương pháp lập kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết nhất giúp bứt phá doanh thu cho năm sắp tới. Cùng tham khảo ngay để áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình nhé ! 

1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu 

Ngay bây giờ, hãy bắt đầu kế hoạch bằng cách phác thảo sứ mệnh của doanh nghiệp, kèm theo mục tiêu kinh doanh cụ thể của bạn ( dưới dạng biểu đồ tăng trưởng). Việc làm này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh nhằm giúp bạn có nỗ lực bán hàng trong tương lai của mình. 

Phác thảo sứ mệnh của doanh nghiệp

Để tiến hành những bước tiếp theo, hãy xác định rằng bạn đã có ý định rõ ràng trong tuyên bố sứ mệnh của mình. Đây là những tuyên bố về những gì mà doanh nghiệp của bạn cần đạt được. Một ví dụ về tuyên bố sứ mệnh tốt như: 

“Chúng tôi cung cấp tới khách hàng những giải pháp tiếp thị kỹ thuật số hàng đầu với mức giá tốt nhất thị trường hiện tại”. 

Tuyên bố sứ mệnh được coi như là khuôn khổ cho tất cả những chiến lược trong việc bán hàng của bạn. 

Thiết lập mục tiêu bán hàng cho doanh nghiệp

Mục tiêu kinh doanh là mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp trong vòng một năm từ khi bắt đầu lập kế hoạch ( về doanh thu, thị phần, hoặc tỷ suất lợi nhuận). Bằng cách thiết lập mục tiêu kinh doanh này, bạn đang giải thích thành công ra sao theo các điều khoản rõ ràng nhất. 

Xác định sứ mệnh và mục tiêu 

Tiến hành mô tả các mục tiêu bán hàng của bạn dựa trên mô hình SMART 

Để bắt đầu tiến hành phương pháp lên kế hoạch kinh doanh bằng cách tạo ra một số mô hình SMART cho năm 2020. Bạn hy vọng mức độ tăng trưởng sau một năm là bao nhiêu? Khi bạn đưa ra mục tiêu của mình, hãy mô tả những cách đo mục tiêu cũng như tần suất bạn dự định như thế nào? 

2. Lên kế hoạch vai trò và trách nhiệm của đội ngũ bán hàng

Lên kế hoạch vai trò và trách nhiệm của đội ngũ bán hàng

Trong kế hoạch kinh doanh bạn cần liệt kê các vai trò và nhiệm vụ của bộ phận bán hàng cũng như của những bộ phận khác như marketing,…Bản kế hoạch cần đưa ra từng nhiệm vụ mà từng bộ phận sẽ đóng góp dự kiến vào quá trình kinh doanh. Sau đó tiến hành liệt kê tên của các thành viên, kèm theo KIPs của họ. Bằng việc này, kế hoạch kinh doanh sẽ chỉ rõ những kỳ vọng của bạn về hiệu suất làm việc của mỗi thành viên. 

3. Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu

Đối với khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp thực hiện: xây dựng hồ sơ khách hàng ký tưởng, xác định thị trường bán hàng dự đoán. Điều này sẽ được xác định để xác định thành khách hàng mục tiêu. Ưu tiên những nỗ lực bán hàng nhằm tạo ra sân chơi doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm. 

Những điều doanh nghiệp cần tiến hành để xác định mục tiêu cho mình: 

Xây dựng hồ sơ khách hàng lý tưởng

Hồ sơ khách hàng là bản mô tả khách hàng mục tiêu lý tưởng mà doanh nghiệp đặt ra. Ở đây, bạn cần tóm tắt các thuộc tính khách hàng của bạn định nhắm tới: nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, trình trạng hôn nhân,…), đặc điểm tâm lý, những yếu tố xung quanh ảnh hưởng tới thái độ, hành vi và lối sống của khách hàng. 

Nếu doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trên mô hình B2C ( doanh nghiệp đến khách hàng ), hồ sơ khách hàng lý tưởng của bạn cần được chỉ ra những thông tin: giới tính, tuổi tác, gia đình, tình trạng hôn nhân, thu nhập, sở thích, hành vi, thói quen,… và các kênh bán hàng có sẵn.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn đang đi theo mô hình B2B ( doanh nghiệp với doanh nghiệp), thì ngoài cung cấp những thông tin về mô hình B2C, doanh nghiệp cần hiểu thêm về những đặc tính khách hàng như: chức danh công việc liên quan, trách nhiệm, và những kênh truyền thông khác mà họ sử dụng. 

Xác định rõ thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là nơi bạn mong muốn để tìm ra được khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp của mình. Đó không phải là những hành động mà còn kèm theo những lý do mà bạn tin rằng nó sẽ hỗ trợ mục tiêu bán hàng của bạn. 

4. Xác định những công cụ nhằm hỗ trợ quá trình bán hàng 

Trong bản phác họa mục lên kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần tóm tắt những hệ thống, công cụ để phục vụ quá trình triển khai kinh doanh của bạn. Điều này nhằm đảm bảo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được quản lý chặt chẽ và thực hiện bằng phương pháp tốt nhất. 

 Xác định những công cụ nhằm hỗ trợ quá trình bán hàng 

5. Xác định công cụ đo lường hiệu quả kinh doanh

Xác định công cụ đo lường hiệu quả kinh doanh

Khi đã quyết định được mục tiêu kinh doanh rõ ràng, doanh nghiệp cần chỉ rõ công cụ để đo lường hiệu suất để theo dõi tiến độ và mức độ đáp ứng mục tiêu đề ra.  Doanh nghiệp thực hiện điều này bằng cách thiết lập quy trình bán hàng, đề ra những bước quan trọng trong từng giai đoạn và mô tả những thành công và thất bại. 

6.  Lên kế hoạch về ngân sách thực hiện 

Một kế hoạch kinh doanh sẽ vô dụng nếu chi phí dự kiến để thực hiện cao hơn so với doanh thu dự kiến mà doanh nghiệp kiếm được. Bằng việc xác định và kiểm soát chi phí, bạn có thể tiến hành đo lường lợi tức dự kiến của mình sao cho tốt hơn. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin cung cấp từ FSI. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cho mình những kinh nghiệm để phát huy vào chính doanh nghiệp của mình. Nếu có thắc mắc hay muốn nhận thêm thông tin bổ ích vui lòng để lại lời bình phía dưới để được tư vấn trực tiếp!

>> Xem thêm bài viết: TOP 3 phần mềm quản lý nhân sự chuyên nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đăng ký nhận tin

Nắm bắt những thông tin hữu ích và mới nhất về giải pháp công nghệ từ FSI

Theo dõi Facebook
Tham gia cộng đồng
Cộng đồng Tư vấn-Hỗ trợ Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp
Bài viết liên quan

Đăng Ký Nhận Tin Ngay Hôm Nay

Để nhận được những thông tin hữu ích hoàn toàn miễn phí